SEAFIT: SẼ KHÔNG CÒN PHẢI TRANH CÃI VÀ NHẦM LẪN KHI THIẾT BỊ XÁC ĐỊNH NIÊN ĐẠI LƯỢNG TỬ THẾ HỆ MỚI HỆ TỪ TÍNH RA ĐỜI

Ngay sau khi Luật Di sản văn hoá ra đời, thị trường cổ vật Việt Nam đã được công khai hoạt động. Cổ vật chính thức được nhìn nhận dưới góc độ một loại tài sản, hàng hoá đặc biệt không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta hiện nay, công tác tổ chức giám định cổ vật vẫn còn nhiều khó khăn bất cập trong việc xác định rõ nguồn gốc các cổ vật cũng như thẩm định niên đại gây nhiều tranh cãi…

Thiết bị xác định niên đại lượng tử thế hệ mới bằng từ tính lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam cho phép xác định chính xác năm sản xuất của các cổ vật.

TS. Nguyễn Dũng Thương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á (SEAFIT) nhận quà tặng bình cổ sứ men ngọc Ru kiln thời Tống niên đại 1105 do Nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Nguyễn Chí Nghi trao tặng cho Viện SEAFIT.

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, công việc này cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. 

Chiếc chén cổ họa tiết gà trống mái của Hoàng đế Minh Thành Hóa có giá trị tới 35 triệu USD

Là cơ quan nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam được Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt nam và Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ: Nghiên cứu, khai thác, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản trong nước và quốc tế. Theo đó, Viện đã thành lập Hiệp hội cổ vật gia Việt Nam (VAA) và Trung tâm nghiên cứu, khai thác, bảo tồn và phát triển di sản quốc gia (NHC-RECD) nhằm tập hợp, kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm cổ vật, các chuyên gia, các nhà khoa học đã có nhiều năm gắn bó với công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, mua bán, trao đối với hàng ngàn cổ vật trong nước và phạm vi khu vực Đông Nam Á. Đến nay, Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á đã kiện toàn, củng cố, xây dựng và cấp phép công nhận 7 bảo tàng tư nhân trực thuộc Viện quản lý trải đều cả ba khu vực Bắc, Trung và Nam. 

Xuất phát từ nhận thức, cho rằng bảo vệ di sản là cần bảo tồn nguyên vẹn (nguyên trạng) các di sản, không làm biến dạng, thay đổi hiện trạng của di sản. Theo quan điểm này, di sản là những báu vật còn sót lại của quá khứ, cho nên phải gìn giữ cẩn trọng, không để mất mát, suy suyển, mai một. Bảo tồn nguyên trạng ở đây được hiểu là cần giữ nguyên trạng thái khi nó được phát hiện, được xếp hạng di tích, được luật hóa. Tuy nhiên, bảo tồn tốt không có nghĩa là khư khư giữ nguyên di sản mà không biết khai thác, phát huy các giá trị của nó. Hiện nay, nhiều cá nhân sở hữu những di sản rất quý, đầy tiềm năng để khai thác phát huy, nhưng do cách làm cũ, tư duy theo lối mòn, không năng động đổi mới, nên nhiều khi sống trên di sản mà không khai thác được giá trị di sản. Một số cá nhân (cổ vật gia) sở hữu những cổ vật, bảo vật quý giá, nhưng do lo lắng mất mát, hư hại đã chủ yếu thiên về bảo vệ, cất giữ di sản, thậm chí cho vào kho khóa kỹ, cách ly với đời sống xã hội mà chưa biết khai thác, phát huy giá trị của di sản để phát triển kinh tế. Có thể nói, nếu chỉ quan tâm đến bảo tồn di sản, giữ gìn truyền thống mà khước từ mọi yếu tố mới, bảo tồn “đông lạnh” di sản thì sẽ rất khó phát huy giá trị của di sản, không khai thác được phương diện kinh tế, không phục vụ được mục tiêu phát triển của di sản.

Viện trưởng Nguyễn Dũng Thương và Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định đa chức năng Nguyễn Thị Huyền thăm và tặng cổ vật cho Bảo tàng Nam Định

Với quan điểm tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại, thực hiện chủ trương chuyển đổi số của chính phủ trong xây dựng nền kinh tế số, xã hội số tiến tới một quốc gia số, một chính phủ số đúng nghĩa. Bên cạnh việc tập trung củng cố và phát huy các kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết sâu sắc, thực tiễn va chạm cọ sát hàng ngày và thường xuyên với hàng ngàn mẫu cổ vật, các chuyên gia thuộc Hội đồng thẩm định kỹ thuật và định danh cổ vật thuộc Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á đã bước đầu tạo dựng được niền tin với các cổ vật gia, chủ sở hữu cổ vật có nhu cầu thẩm định đánh giá và định danh đối với các cổ vật mà các cổ vật gia đang sở hữu. Nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Chí Nghi đã mạnh dạn đầu tư thiết bị thẩm định kỹ thuật xác định niên đại cổ vật bằng máy lượng tử thế hệ mới hệ từ tính. Được biết đây là 1 trong 5 chiếc máy xác định niên đại bằng lượng tử thế hệ mới hệ từ tính trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại (Trung quốc 2 máy, Hàn quốc 1 máy, Đài Loan 1 máy và Việt Nam sở hữu 1 máy).

Chuyên gia Trung quốc hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ sử dụng máy xác định niên đại cổ vật bằng thiết bị lượng tử thế hệ mới hệ từ tính

Đây thực sự là tin vui, là niềm tự hào của giới cổ vật Việt Nam. Với thiết bị thẩm định xác định niên đại cho cổ vật kiểu lượng tử thế hệ mới hệ từ tính của Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á cho phép tổ chức thẩm định kỹ thuật và định danh cổ vật cho các cổ vật thuộc các bảo tàng tư nhân, phòng trưng bày của các cổ vật gia Việt Nam, chắc hẳn sẽ hạn chế tình trạng tranh cãi, chơi cổ vật bị “các quả lừa” cổ vật sẽ không còn tiếp diễn, Cùng với chia sẻ kinh nghiệm phân biệt cổ vật thật giả, cách ứng xử trước “thế giới” cổ vật vốn đầy rẫy những chiêu trò tinh vi.

Chiếc chén cổ do Nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Hoàng Văn Sửu – Chủ tịch Hiệp hội cổ vật gia Việt Nam (VAA) tặng Viện SEAFIT đang được xác định niên đại trên thiết bị lượng tử thế hệ mới 

Trả lời