GS.TS LÊ HỮU NGHĨA – CHỦ TỊCH HỘI TRIẾT HỌC VIỆT NAM THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC, THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á

“Triết học là một hình thái ý thức xã hội. Thừa nhận điều này nghĩa là thừa nhận triết học là một phương thức không thể thiếu để con người tồn tại và hoạt động. Ngày nay, xã hội Việt Nam phát triển rất sôi động, các vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước, về con người, về môi trường sống và phát triển bền vững v.v. cần phải thảo luận từ phương diện triết học…” GS.TS Lê Hữu Nghĩa chia sẻ trong buổi thăm và làm việc chiều nay (24/03/2022) với lãnh đạo Viện SEAFIT.

Chiều nay, ngày 24/03/2022, Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á vinh dự được đón tiếp và làm việc với GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương – Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam đã có buổi thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á (SEAFIT).

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên UV BCH Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương – Chủ tịch Hội triết học Việt Nam và TS. Nguyễn Dũng Thương – Chủ tịch/Viện trưởng SEAFIT

Thay mặt Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp Tác, Thương mại Đông Nam Á, TS. Nguyễn Dũng Thương – Chủ tịch/Viện trưởng SEAFIT đã giới thiệu với GS.TS Lê Hữu Nghĩa về vị trí, chức năng, nhiệm vụ; mục tiêu và tầm nhìn; cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á trong quá trình xây dựng và phát triển thời gian 20 năm qua kể từ ngày thành lập (2002 – 2022). Đặc biệt tập trung vào những dự án trọng điểm mà Viện SEAFIT đang tổ chức nghiên cứu và triển khai.

Một trong những dự án đang được Viện tập trung chỉ đạo một cách tích cực và sát sao, đó là dự án “Giải pháp phát triển kinh tế số thông qua nền tảng mạng xã hội và hệ sinh thái thương mại điện tử BAV4.0 trên nền tảng hệ mã nguồn nguyên cấp Azibai”. Đây là dự án mang tầm chiến lược, với các ứng dụng công nghệ có các tính năng ưu việt, vượt trội, khác biệt và phổ  biến, đặc biệt rất phù hợp và phục vụ tốt cho các tổ chức và doanh nghiệp thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”.

Vấn đề được GS.TS Lê Hữu Nghĩa – Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam chia sẻ sau khi nghe báo cáo tổng quan dự án từ Viện trưởng SEAFIT – TS. Nguyễn Dũng Thương là cần quán triệt, vận dụng sáng tạo và linh hoạt giữa lý luận và thực tiễn, kế thừa và phát huy, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN.

Kết thúc buổi làm việc GS.TS Lê Hữu Nghĩa trao tặng cho Viện SEAFIT tạp chí Nghiên cứu Triết học số phát hành đầu tiên theo giấy phép số 738/GP-BTTTT ra mắt bạn đọc. GS.TS Lê Hữu Nghĩa vui vẻ nhận lời tham gia thành viên Ban Cố vấn cho Hội đồng thẩm định kỹ thuật và định giá cổ vật Quốc gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Khai thác, Bảo tồn và Phát triển di sản quốc gia NHC-RECD./.

Viện Trưởng: Nguyễn Dũng Thương

Dẫn theo nguồn: https://seafit.org.vn/gs-ts-le-hu%cc%83u-nghi%cc%83a-chu%cc%89-ti%cc%a3ch-ho%cc%a3i-triet-ho%cc%a3c-vie%cc%a3t-nam-tham-v-a-lam-vie%cc%a3c-ta%cc%a3i-vie%cc%a3n-nghien-cuu-tai-chinh-da/

Trả lời